Xưởng sản xuất Các loại máy phát điện cho nhà máy công nghiệp
Xưởng sản xuất Các loại máy phát điện cho nhà máy công nghiệp
Chúng tôi chuyên cung cấp và lắp đặt máy phát điện công nghiệp cho các nhà máy công nghiệp tư nhân và vốn nước ngoài.
Điện lưới tại các khu công nghiệp ngày càng ổn định. Mặc dù vậy, các nhà máy và xưởng sản xuất công nghiệp vẫn cần trang bị máy phát điện để duy trì hoạt động mỗi khi mất điện. Tuy nhiên, lựa chọn dòng máy nào phù hợp và hiệu quả lại là điều các nhà đầu tư cần phải cân nhắc.
Trong bài viết này, AKS sẽ giúp bạn cách xác định công suất, lựa chọn chủng loại và phương án lắp đặt máy phát điện dùng trong nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp.
- đọc thêm : Thu mua máy phát điện cũ TPHCM
1. Xác định nhu cầu và lựa chọn công suất phù hợp
Việc đầu tiên khi mua máy phát điện cho các cơ sản xuất công nghiệp là xác định được công suất máy phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu công suất máy bị thiếu, sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận hành. Ngược lại, nếu công suất thừa, sẽ gây lãng phí cho chủ đầu tư.
Với các nhà máy xây mới, đặc biệt là công trình có vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống điện đã đươc thiết kế ngay từ đầu. Do vậy, công suất máy phát điện được xác định theo hồ sơ thiết kế.
Tuy nhiên, với các nhà máy đã đi vào hoạt động, khi phát sinh nhu cầu mua sắm bổ sung máy phát điện, việc xác định công suất lúc này cần được tính toán theo nhu cầu sử dụng thực tế:
– Nếu nhà máy cần duy trì 100% các hoạt động khi mất điện lưới, khi đó công suất máy phát điện sẽ tương dương với công suất của máy biến áp.
– Với phần lớn các nhà máy, để tiết kiệm chi phí, họ chỉ cần lựa chọn máy phát điện có công suất đủ để duy trì hoạt động cho các máy móc, thiết bị thực sự cần thiết – gọi là tải ưu tiên. Khi đó, công suất máy phát điện sẽ tương đương với tổng công suất tiêu thụ của hệ thống tải ưu tiên.
>>>>Xem thêm:
Để tối ưu về chi phí, ngoài việc chọn máy có công suất phù hợp, các nhà máy phải tính toán lập phương án cải tạo lại hệ thống điện và chọn ví trí đặt máy để đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như tối ưu về chi phí.
Việc này cần có sự tham gia của người quản lý sản xuất, cán bộ phụ trách cơ điện và đơn vị có chuyên môn sâu về máy phát điện, để xây dựng giải pháp tối ưu cũng như lên được dự toán hoàn chỉnh trước khi mua sắm.
Do vậy, các nhà máy khi mua sắm bổ sung máy phát điện cần có sự tham gia của người quản lý sản xuất, cán bộ quản lý cơ điện và đơn vị có chuyên môn về máy pha
>>>>Xem thêm: Cho thuê máy phát điện TPHCM
2. Chọn chủng loại máy phát điện
Sau khi xác định được công suất máy phát điện, đến bước thứ 2 là lựa chọn chủng loại máy đáp ứng cả hai yếu tố quan trọng nhất là chất lượng và giá thành (cung cấp và lắp đặt hoàn chỉnh).
Dải công suất máy phát điện phổ biến nhất được dùng trong các nhà máy, xưởng sản xuất là từ 100-2500 kVA. (Với những nhà máy có nhu cầu công suất máy phát điện lớn hơn cần hòa đồng bộ nhiều máy phát điện với nhau).
Để dễ dàng cho việc lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp, chúng tôi chia các dòng máy phát điện công nghiệp phổ biến tại thị trường Việt Nam làm 3 phân khúc:
2.1. Phân khúc cao cấp
Là các dòng máy chính hãng, nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước G7: Denyo (Nhật Bản), Caterpillar (USA), Cummins Power Generation (USA) (hay còn gọi là Cummins “chính hãng”), Mitsubishi (Nhật Bản), FG Wilson (Anh Quốc)…
Đó đều là những dòng máy phát điện chất lượng cao, hoạt động bền bỉ. Minh chứng là các sản phẩm máy cũ (đã qua sử dụng) của các thương hiệu trên vẫn được nhiều người Việt tin dùng.
Tuy nhiên, nhược điểm nó là mức giá khá cao từ 3-5 triệu/kVA. Ngoài ra, phụ tùng, vật tư để bảo trì, sửa chữa cũng rất đắt đỏ. Do vậy, dòng máy này phù hợp với các nhà máy có nguồn ngân sách dồi dào như: SamSung, Canon, Honda, Toyota, LG…
>>>>Đọc thêm: Cho thuê máy phát điện Bình Dương
2.2. Phân khúc trung cấp
Là các dòng máy OEM (Original Equipment Manufacturing) sử dụng động cơ và đầu phát của các thương hiệu nổi tiếng, được sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc như: Cummins Trung Quốc, Doosan, Mitsubishi Trung Quốc…
Đây là các sản phẩm được dùng phổ biến nhất trong các nhà máy công nghiệp hiện nay, với mức giá hợp lý – chỉ từ 2 triệu/kVA, tương đương với 60-70% giá thành của dòng máy cao cấp nói trên. Ngoài ra, thời gian giao hàng nhanh (tối đa 60 ngày) cũng là lợi thế lớn của dòng máy này.
– Máy phát điện Cummins Trung Quốc có dải công suất từ 20-1500 kVA. Cấu hình gồm 100% thiết bị của các hãng G7: Động cơ Cummins (USA) – liên doanh sản xuất tại Trung Quốc; Đầu phát Stamford (UK) hoặc Leroy Somer (Pháp) đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.
Cummins China được đánh giá là dòng máy mạnh mẽ. Mặc dù động cơ sản xuất tại nhà máy Trung Quốc, nhưng Cummins China vẫn được thiết kế và sản xuất và bảo hành theo tiêu chuẩn của Cummins toàn cầu.
>>>>>Tham khảo thêm: Máy phát điện Nhật bãi
– Máy phát điện Doosan lắp ráp tại Trung Quốc, có dải công suất 150-900 kVA. Cấu hình máy: Động cơ Doosan sản xuất nguyên bản tại Hàn Quốc; Đầu phát Stamford (UK) hoặc Leroy Somer (Pháp) đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.
Hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Doosan mang sự yên tâm cho người dùng bởi sự ổn định trong vẫn hành. Doosan là sự lựa chọn hàng đầu của các các ông chủ Hàn Quốc, khi sang Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp.
– Máy phát điện Mitsubishi Trung Quốc, có dải công suất 650-2250 kVA. Cấu hình mình: Động cơ Mitsubishi (Nhật Bản) – liên doanh sản xuất tại Trung Quốc (hay còn gọi là động cơ Mitsubishi Shanghai – SME); Đầu phát Stamford (UK) hoặc Leroy Somer (Pháp) đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.
Mitsubishi Shanghai có mức giá tốt ở các máy công suất lớn từ 1250 kVA trở lên – chỉ bằng 80% so với giá của Cummins China.
>>>>Xem thêm: cho thuê máy phát điện Bình Dương
Một số gợi ý:
Nhìn chung, các dòng máy OEM phù hợp với những công trình tư nhân, vốn nước ngoài bởi mức giá cạnh tranh. Tuy nhiên mỗi dòng máy lại có ưu thế về giá ở những công suất nhất định:
– Cummins China có mức giá tốt ở dải công suất dưới 500 kVA, và 1000-1125 kVA (do Doosan và Mitsubishi không có máy ở công suất này).
– Doosan lại có lợi thế về giá ở công suất từ 500-900 kVA
– Mitsubishi Shanghai lại chiếm ưu thế hơn hẳn Cummins về giá ở công suất từ 1250 kVA trở lên.
Hiện nay, 3 hãng lắp ráp máy phát điện lớn nhất tại Trung Quốc gồm: AGG Power Solutions, Aosif Power Generator, Aska Power Generator… Và đây cũng là những nhà đơn vị có thị phần máy phát điện Trung Quốc lớn nhất tại Việt Nam.
2.3. Phân khúc thấp cấp – giá rẻ
Là các dòng máy nhập khẩu Trung Quốc với 100% thiết bị của các hãng nội địa Trung Quốc như: Yuchai, Shangchai, Quanchai, Laidong, Lovol, Fawde…. và hàng trăm cái tên khác. Phổ biến với dải công suất từ 5-1000 kVA.
Ưu điểm của dòng máy này với với hai phân khúc trên – là giá rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là máy chạy hay bị thiếu tải (không đáp ứng được mức tải 100&110% công suất). Động cơ ồn và nóng khi vận hành nhiều ở mức tải cao.
Do vậy, khi mua các dòng máy giá rẻ bắt buộc phải yêu cầu chạy thử ở 100&110% công suất nhằm kiểm tra khả năng đáp ứng tải của máy.
3. Phương án lắp đặt
Đa số các nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp đều có không gian rộng và dễ lắp đặt máy phát điện. Có 2 phương án lắp đặt phổ biến như sau:
– Máy có vỏ chống ồn và đặt ngoài trời. Đây là phương án đơn giản và tiết kiệm nhất cho các nhà máy – nếu có không gian bên ngoài rộng rãi.
Với phương án đặt máy ngoài trời, ông Tạ Kiên Cường – một kỹ sư có 8 kinh nghiệm chuyên sâu về máy phát điện khuyến cáo: ”Chúng ta nên làm mái che cho máy (có thể đơn giản như lán để xe) để tránh tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng và kéo dài tuổi thọ của vỏ chống ồn. Ngoài ra cần đổ bệ bê-tông (cao khoảng 20 cm) để không bị đọng nước ở chân máy dẫn đến tình trạng o-xi hóa”.
– Một phương án khác là lắp máy trong phòng máy riêng – giống như nhà trạm (lắp trạm biến áp). Đây là phương án tối ưu nhất về mặt kỹ thuật. Máy đặt trong phòng sẽ loại bỏ tối đa các tác động trực tiếp bởi thời tiết, giúp vỏ máy bền và không bị bạc màu sơn.
– Ngoài ra, với các xưởng sản xuất, có thể lắp máy trong khu vực sản xuất nếu không gian còn đủ rộng. Khi đó máy cần được trang bị vỏ chống ồn để tránh ảnh hưởng đến bộ phận sản xuất.
4. Kết luận
Để tối ưu chi phí đầu tư khi mua máy phát điện cho nhà máy công nghiệp, xưởng sản xuất cần lưu ý:
– Cân nhắc, tính toán kỹ nhu cầu vận hành của nhà máy khi mất điện. Từ đó chọn được máy có công suất vừa đủ, phù hợp với nhu cầu sử dụng – không thừa, không thiếu.
– Lựa chọn phương án lắp đặt và đưa ra thiết kế chi tiết để lên khối lượng cung cấp và lắp đặt máy phát điện hoàn chỉnh. Tránh phát sinh chi phí sau khi đã ký hợp đồng.
– Nếu lựa chọn dòng máy trung cấp hoặc thấp cấp – giá rẻ, cần xem máy trực tiếp và chạy thử để đảm bảo máy hoạt động tốt ở các mức tải 100 & 100% công suất.
– Và lựa chọn phương án nào bạn cũng cần kiểm tra, chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Ngoài ra, cần chạy máy hàng tuần để đảm bảo máy luôn sẵn sàng hoạt động khi điện lưới gặp sự cố.
Trên đây là những chia sẻ của AKS – đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt máy phát điện công nghiệp cho các nhà máy công nghiệp tư nhân và vốn nước ngoài. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp Quý công ty lựa chọn được tổ máy phát điện phù hợp và hiệu quả cho công trình của mình.