Điều đầu tiên bạn cần làm là phải lựa chọn cách sống hạnh phúc cho mình. Nghe thì có vẻ không giống lắm, nhưng rõ ràng, đó là sự lựa chọn. Nó cũng như đau khổ vậy. Cả hai vấn đề đó, bạn đều có thể lựa chọn.

Trong mỗi gia đình, vợ và chồng đều cần có đóng góp và chia sẻ. Chồng đi làm, vợ ở nhà, nhưng đó là sự đóng góp bằng thời gian, công sức và tình yêu.

Các chị em không có gì phải tự ti mặc cảm khi ở nhà làm nội trợ hết, chúng ta không ăn bám chồng. (Ảnh minh họa).

Tốt nghiệp đại học và có công việc văn phòng với mức thu nhập ổn định, cuộc sống của tôi thay đổi hẳn sau khi lấy chồng rồi sinh con.

Chồng tôi không phải con trai duy nhất trong nhà, bố mẹ chồng lại ở xa nên không thể giúp chúng tôi trông con. Mẹ chồng tôi chỉ có thể giúp tôi một tháng lúc ở cữ xong rồi lại về quê trông con cho anh chồng tôi. Bố mẹ tôi còn phải đi làm, cũng không thể trông cháu, mà tôi thì không yên tâm giao con cho bảo mẫu hay giúp việc.

Do vậy, sau rất nhiều suy tư, tôi quyết định từ bỏ con đường sự nghiệp rộng dài trước mắt để lui về hậu phương, làm chỗ dựa vững chắc cho chồng và chăm sóc con nhỏ.

Quyết định của tôi tất nhiên được chồng rất hoan nghênh. Chồng tôi làm quản lý tại một công ty lớn, có thu nhập cao và khả năng thăng tiến. Anh cho rằng với thu nhập của mình thừa sức lo cho cả gia đình nên không cần tôi phải đi làm. Anh phân tích rằng tính ra, tiền lương của tôi mà thuê người giúp việc cũng ngang nhau, chưa kể còn không yên tâm.

Và thế là tôi bắt đầu bị cuốn vào cuộc sống tất bật của một bà nội trợ kiểu mẫu, quay cuồng với những công việc vụn vặt chẳng ai điểm mặt đặt tên nhưng chiếm hết quỹ thời gian của cả một ngày dài.

Đến khi con gái đầu hơi lớn một chút, có thể chạy nhảy, có thể tự ăn được, đỡ vất vả hơn một chút thì tôi lại mang thai con thứ 2. Mọi việc lại bắt lại từ đầu, thậm chí còn bận rộn hơn.

Tuy vợ không đi làm, nhưng chồng tôi không coi thường tôi. Anh biết tôi phải hy sinh vì gia đình nên cố gắng làm tôi yên tâm ở nhà làm nội trợ. Thẻ tiền lương hàng tháng của anh do tôi quản, thu nhập thêm của gia đình tôi cũng nắm nốt. Thậm chí mua được mảnh đất, anh cũng để tôi đứng tên.

Ở nhà, chồng tôi là người hỏi tôi đưa tiền chứ không phải tôi không phải ngửa tay xin tiền chồng. Muốn mua sắm gì cho gia đình, hai vợ chồng đều bàn bạc với nhau rồi tôi là người chi tiền ra mua.

Tất nhiên mọi việc cũng không phải đều đẹp như mơ. Nhiều lúc có bất đồng ý kiến về việc chăm sóc con cái, vợ chồng tôi cũng tranh chấp, cãi nhau. Nhiều lúc nóng giận, chồng tôi cũng bật ra câu nói như: “Em cả ngày làm gì mà để con như thế hả…”

Những lúc như vậy, tôi cũng tức giận lắm, đòi thuê người giúp việc để đi làm. Sau đó, chồng tôi lại làm lành. Tôi biết chồng nóng giận nói vậy chứ cũng không thật để ý. Chồng tôi không hút thuốc, không thích bia rượu nên thường tránh tụ tập nhậu nhẹt. Sau giờ làm anh thường về nhà giúp tôi chăm sóc các con.

Điều khiến tôi bực mình nhất là mỗi khi gặp bạn bè, người quen cũ, nói chuyện biết tôi ở nhà làm nội trợ, họ đều tỏ ra khá ái ngại cho tôi. Nhiều người nói thẳng: “Đi làm đi, ít tiền cũng được, ở nhà người đần ra rồi chồng nó khinh cho!”

Tôi biết họ có ý tốt, muốn tôi tự chủ về kinh tế khỏi phụ thuộc vào chồng để duy trì hạnh phúc lâu dài. Tuy nhiên “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, họ không thể hiểu được tình hình gia đình tôi.

Tôi không hề tự ti hay mặc cảm vì phải ở nhà chồng nuôi nên chẳng dám đòi hỏi gì ở chồng như nhiều bà vợ khác. Chồng tôi cũng không phải người gia trưởng, độc đoán và hay thích bắt nạt vợ. Chúng tôi đều là người có hiểu biết, có nhận thức đầy đủ về việc mình làm.

Trong mỗi gia đình, vợ và chồng đều cần có đóng góp và chia sẻ. Chồng đi làm, vợ ở nhà, nhưng đó là sự đóng góp bằng thời gian, công sức, sự chăm sóc và mệt mỏi chẳng kém gì chồng đi làm. Người vợ ở nhà vừa là người giúp việc, người trông trẻ, đầu bếp, pha chế, chuyên gia dinh dưỡng, bác sỹ tâm lý, y tá chăm sóc trẻ em, vừa là cái máy rửa bát, máy giặt, đồng hồ báo thức, quản gia… Nếu ngần ấy việc mà phải thuê thì một tháng thu nhập của họ cũng không hề ít chút nào.

Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ phụ nữ ở nhà nội trợ vì chẳng biết làm gì, thất nghiệp, sống dựa vào chồng. Họ có những cái nhìn thiếu tôn trọng, đánh giá thấp năng lực và trình độ của các bà nội trợ. Chính điều này đã gây nên tâm lý tiêu cực và mặc cảm trong những phụ nữ ở nhà trông con.

Nhiều người tự ti mà không dám làm đẹp, mặc diện, không dám có tiếng nói trong bất cứ việc gì của gia đình, không dám cãi chồng, không dám mua những món đồ mình thích. Sự hy sinh của họ lại bị hiểu thành sự bất tài không làm ra tiền.

Vì vậy, đã đến lúc chúng ta trả lại giá trị cho chính bản thân mình. Chúng ta không ăn bám, chúng ta không ở nhà xin tiền chồng mà chúng ta đang đóng góp thời gian và công sức để chăm sóc gia đình, phần đóng góp của chúng ta không phải là tiền lương mỗi tháng nhưng là sự lớn lên khỏe mạnh sẽ của các con, là ngôi nhà sạch sẽ, là bàn ăn nóng hổi thơm ngon, là bộ quần áo thơm tho cho cả gia đình. Đó là những giờ lao động vất vả cả ngày cả đêm chứ không chỉ trong 8 tiếng hành chính.

Do vậy, đừng có ai phải xấu hổ khi nói rằng mình ở nhà làm nội trợ cả.

>>>Xem thêm:

Lý do cưới hơn nửa năm vẫn là trinh nữ,vợ tuyệt vọng khi xem điện thoại chồng

Ta Thuộc Về Nhau

Nghi vợ ngoại tình vì không cùng nhóm máu với con, chồng sững sờ khi xét nghiệm ADN