Trị mụn bên ngoài chỉ là cách đối phó tạm thời, tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa để khắc phục mới là cách chữa trị lâu dài.

Nổi mụn là vấn đề hầu hết mọi người đều gặp phải, không chỉ gây mất thầm mĩ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Theo các bác sĩ, chuyên gia da liễu cho biết, việc mọc mụn ở từng vị trí khác nhau cũng là dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau mà chúng ta đang mắc phải.

1. Mụn mọc ở má

Mụn mọc ở má là vấn đề rất thường gặp vì đây là nơi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường và chịu tác động của các thói quen sinh hoạt nhất như chạm tay lên mặt, không đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với môi trường khói bụi… Đây cũng là một trong những nơi mọc mụn gây mất thẩm mĩ nhất trên khuôn mặt. Ngoài những nguyên nhân từ bên ngoài, nguyên nhân bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng mọc mụn là do các vấn đề về gan khi mụn xuất hiện ở má trái và vấn đề về phổi khi mụn xuất hiện trên má phải.

Theo đông y, má trái được kết nối với gan, vì vậy tình trạng mụn mọc ở má trái có mối quan hệ tương quan khá mật thiết với các hoạt động chức năng của gan bên trong cơ thể chúng ta. Khi hoạt động của gan có vấn đề sẽ khiến cho quá trình hấp thụ, bài tiết và đảo thải các độc tố từ bên trong cơ thể ra ngoài bị trì trệ. Và biểu hiện ra bên ngoài bằng các tình trạng da nổi mụn ở má trái. Theo cách nói dân gian đơn giản là bạn đang bị nóng trong người. Vì vậy để hạn chế tình trạng mụn bên má trái, bạn nên hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn và chất kích thích như bia, rượu, cà phê… Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm có khả năng thanh lọc, mát gan, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố từ bên trong cơ thể ra bên ngoài như khổ qua, bí đao hoặc dưa leo, nha đam,…

Tình trạng mọc mụn ở má phải thường liên quan đến các vấn đề về phổi. Một ví dụ giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết như khi ho, đau họng thì thường kèm theo sự xuất hiện mụn trên má phải. Ngoài ra, mụn ở má phải cũng là dấu iệu cảnh báo hệ đường ruột hoạt động kém hiệu quả do chúng chúng ta dung nạp quá nhiều các thực phẩm không lành mạnh, khó tiêu vào trong cơ thể, khiến cơ quan đường ruột bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, quá tải. Chính vì vậy, khi mọc mụn ở má phải, bạn nên tránh đồ ăn vặt, đồ ngọt, thức ăn nhanh… và sử dụng một số thực phẩm tốt cho cơ thể như như cà chua, tỏi, táo… Ngoài ra, bạn nên thức dậy sớm hít thở không khí trong lành, tập yoga, thể dục rất tốt cho phổi.

2.  Mọc mụn ở trán

Nguyên nhân dẫn đến mọc mụn ở trán được cho là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, chức năng gan gặp vấn đề, hệ tiêu hóa không tốt, tình trạng stress với các thói quen không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ hay ăn quá nhiều thực phẩm có đường. Nếu để ý thì khi mụn mọc trên trán thường còn kèm theo những triệu chứng khác như lở loét khoang miệng, lưỡi tấy đỏ, cảm thấy khó chịu khi ăn uống và giấc ngủ cũng phần nào bị ảnh hưởng.

 

Cách hạn chế mọc mụn ở trán cũng tương tự như khi mọc mụn ở má như ăn các thực phẩm giúp mát gan, các loại thảo dược như trà râu ngô, hạt sen,… uống hàng ngày thay cho nước lọc, ăn nhiều các loại rau xanh nư rau cải, súp lơ xanh… và hạn chế các đồ uống có cồn và chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày hay bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể.

3.  Mọc mụn ở cằm

Mụn xuất hiện nhiều ở cằm cảnh báo cho chúng ta các vấn đề về đến rối loạn nội tiết tố hoặc những vấn đề liên quan đến thận. Mụn dưới cằm có thể xuất phát từ chứng rối loạn hormone, căng thẳng quá mức hoặc do buồng trứng, tử cung… có vấn đề. Tuy nhiên, nếu mụn nổi ở cằm chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt thì là do thay đổi nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề nhé!

Để hạn chế, mụn ở cằm bạn nên uống đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là từ 2-3 lít nước để duy trì chức năng bài tiết ở thận. Bổ sung nhiều thực phẩm mát như khổ qua, mủ trôm, rau má, bí đao, rau dền,… giúp giải độc tố và thanh lọc cơ thể. Và đừng quên bỏ thói quen chống tay ở cằm đi nhé vì không chỉ gây mụn ở cằm mà nó còn khiến gương mặt của bạn bị lệch.

4.  Mụn mọc quanh miệng

Theo như Face mapping – “sơ đồ” trên gương mặt bạn, chia ra thành từng phần riêng biệt, mỗi phần có mối liên hệ mật thiết tới những cơ quan, bộ phận khác nhau bên trong cơ thể, khu vực quanh miệng có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa. Trong đó, ruột và gan là những cơ quan chính tác động đến việc nổi mụn ở quanh miệng của bạn. Tiêu hóa kém sẽ khiến cho độc tố tích tụ trong cơ thể và hình thành lên những nốt mụn quanh vùng miệng. Một lưu ý đặc biệt, mụn đinh râu ở miệng khá là nguy hiểm và thường xuất hiện khi chức năng ruột và gan gặp trục trặc.

Để giảm thiểu tình trạng mụn ở vị trí này, bạn cần hạn chế sử dụng các đồ ăn đóng hộp, hạn chế tối đa đường và muối trong bữa ăn; không nên ăn quá no, nhất là buổi tối để hệ tiêu hóa hoạt động có hiệu quả. Bạn nên sử dụng các thực phẩm chế biến tươi sống; ưu tiên các món luộc, hấp; cung cấp đủ vitamin, chất cơ từ hoa quả và rau xanh.

5. Mọc mụn ở mũi

Mũi là nơi có mối quan hệ mặt thiết với tim và phổi khi xét theo bản đồ trị mụn. Mụn ở mũi là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề cơ thể như: rối loạn chức năng gan cùng với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,…; hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng; áp huyết cao gây ra tình trạng mũi sưng phù vì mụn bọc hay các vấn đề về tim.

Vì những vấn đề trên, chúng ta cần phải hết sức để ý và quan sát thường xuyên vùng mũi của mình để sớm nhận ra các vấn đề về sức khỏe, bên cạnh đó ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi; bổ sung các loại cá béo cùng các loại hạt vào khẩu phần ăn thường ngày để tăng lượng chất béo omega – 3; hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc các thực phẩm lên men như dưa chua muối, kim chi, cà,… Ngoài ra, bạn cần kiểm tra và đo huyết áp, tim mạch thường xuyên theo định kỳ.

>>>>>Tìm hiểu thêm:

Số lần quan hệ mỗi tuần sẽ tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn

Đàn ông không tốt thì đàn bà không tiếc, 3 đồng 1 mớ đàn ông