Uống cà phê mỗi ngày cơ thể sẽ thay đổi thế nào?
Cà phê là thức uống được nhiều người yêu thích. Nếu bạn uống cà phê liên tục trong một thời gian dài thì cơ thể sẽ có thay đổi gì?
Uống cà phê có gây loãng xương và bệnh tim?
Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn là người nghiện cà phê thì cần theo dõi lượng caffeine vì liều lượng caffeine cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. Các nhà khoa học đã phát hiện gia tăng đáng kể lượng canxi trong nước tiểu của những người tiêu thụ nhiều caffeine, con số đó là hơn 77% so với trước khi uống. Lượng canxi cao cho thấy thận giải phóng khoáng chất này nhanh hơn cơ thể có thể tạo ra.
Thế nhưng, điều này xảy ra khi người đó tiêu thụ khoảng 800 mg caffeine, tương đương với 8 ly cà phê. Do đó, nếu bạn nạp vào lượng caffeine quá lớn về lâu dài có khả năng cao gây nguy cơ phát triển bệnh loãng xương, khiến xương của bạn trở nên yếu và dễ gãy. Đồng thời, cũng cần lưu ý, không chỉ cà phê mới chứa caffeine, mà nhiều thức uống năng lượng cũng chứa từ 300 đến 400 mg caffeine trong một lon.
Ngoài ra, một số người cũng tranh cãi xung quanh khả năng mắc bệnh tim vì uống cà phê. Theo Ana Baylin- một nghiên cứu viên tại Đại học Y Brown ở Providence, RI cho biết, quả thật tác động rõ rệt nhất của cà phê đối với sức khỏe tim mạch là khiến tăng nhịp tim.
Thế nhưng điều này không có nghĩa là cà phê sẽ gây ra bệnh tim. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tim (Anh) cho thấy những người uống nhiều cà phê mỗi ngày không bị cứng động mạch. Có nghĩa là cà phê không có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Natural News. Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng khuyên rằng, cần có một giới hạn an toàn cho việc tiêu thụ cà phê để tránh lạm dụng quá nhiều.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn uống cà phê trong một thời gian dài
Anh Alex (30 tuổi, nhân viên văn phòng) đã duy trì thói quen uống một tách cà phê tự pha vào buổi sáng kể từ 3 năm trước. Thói quen này giúp anh duy trì tinh thần sảng khoái suốt cả ngày dài, nâng cao hiệu quả làm việc. Nếu có hôm nào không uống, anh cảm thấy khó tập trung hơn và thường xuyên buồn ngủ. Mỗi lúc như vậy, anh phải đứng dậy đi bộ một lúc để lấy lại tinh thần. Điều này khiến quá trình làm việc bị gián đoạn, giảm năng suất.
Nghiên cứu của tổ chức JCI cho thấy: Cà phê có thể cải thiện khả năng nhận thức của con người nên những người uống nó trong một thời gian dài sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu ngược lại và phân tích khác trên Sports Medicine cho thấy: Người uống thường xuyên sẽ có thân hình đẹp hơn, có tác dụng tích cực trong việc tập luyện và giảm béo.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống cà phê có lợi để giảm tỷ lệ mắc các bệnh khác nhau, chẳng hạn như ung thư gan, tim mạch, đột quỵ, Parkinson… Các chuyên gia còn đưa ra kết luận rằng, một tách cà phê buổi sáng có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Tuy nhiên, nếu bạn uống trong thời gian dài, thể trạng sẽ phát triển ra sao lại phụ thuộc rất nhiều vào cách uống của mỗi người. Uống đúng thì tốt, uống sai hoặc uống quá nhiều mới thành ra có hại. Nếu sử dụng với lượng bất hợp lý, thời điểm không phù hợp, lựa chọn loại cà phê kém chất lượng, không tốt cho sức khỏe thì đương nhiên có thể mang đến những nguy cơ nhất định cho sức khỏe.
Chẳng hạn uống một ly lớn trước khi đi ngủ dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ gây mất ngủ, nếu uống với nhiều đường thì dễ bị ảnh hưởng đến chức năng bình thường của insulin.
Vì vậy, trước khi uống cà phê, bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý sau:
– Không uống cà phê với nhiều đường, nhiều kem, chất béo
– Lựa chọn các hãng cà phê chất lượng
– Tránh uống quá nhiều trong thời gian ngắn
– Không uống vào lúc bụng đói
– Nếu cơ thể xuất hiện phản ứng bất thường thì không nên cố uống cà phê nữa…
>>>>Xem thêm:
Lá của rau này là “thần dược làm đẹp” cho các chị em, nhiều người bỏ đi mà không biết
Tiết lộ 3 thức uống buổi sáng giúp thải sạch đường ruột, phòng bệnh hiệu quả
Double penetration là gì? Có nên thử để hâm nóng tình cảm không?