Ngành Tâm Lý Học gặp Những khó khăn gì
Tâm lý học là một ngành học đang rất hot và có nhiều điều thú vị để chúng ta khai thác. Khó khăn của ngành tâm lý học cũng muôn hình vạn trạng và bạn phải vượt qua rất nhiều thử thách để có thể trở thành một chuyên gia tâm lý tài ba. Tất nhiên, khi nói về những khó khăn của ngành ngành tâm lý không phải để bạn nản chí hoặc hoài nghi về khả năng của bản thân. Điều quan trọng nhất của bài viết này đó là giúp các bạn hình dung rõ hơn về ngành Tâm lý học đồng thời hoàn thiện bản thân mỗi ngày để đương đầu với mọi trở ngại.
Khái quát về ngành Tâm Lý Học
Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về hành vi, tư tưởng, cảm xúc của con người. Cụ thể hơn, đây là ngành học chuyên nghiên cứu về biểu hiện hành vi như cảm xúc, ý chí, hành vi của người. Tâm lý học đi sâu khám phá về những bản chất thật bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách xoay quanh cuộc sống của chủ thể như văn hóa, giáo dục, kinh tế – xã hội…
Ngành học này mấy năm trở lại đây đang trở nên vô cùng hót tại các trường Đại học bởi đây là ngành học thú vị và có nhiều cơ hội để phát triển. Mặc dù vậy, ngành Tâm lý học cũng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Điều này không khiến nhiều người phải tự đặt ra câu hỏi: Ngành tâm lý học có dễ xin việc không và cũng không biết mình sẽ phải đối mặt với những thử thách nào khác hay không. Dưới đây, chúng mình sẽ tổng hợp lại một số khó khăn của ngành Tâm lý học để bạn hiểu rõ hơn.
Những khó khăn của ngành Tâm Lý Học
Tâm lý học có lượng kiến thức lớn
Nếu bạn muốn đạt được thành công trong bất cứ lĩnh vực nào thì cũng cần đầu tư công sức, bổ sung tri thức cho mình. Và ngành tâm lý học cũng vậy thậm chí còn phải học tập, nghiên cứu nhiều hơn. Bởi đây là ngành học có nhiều lý thuyết đặc thù và chuyên sâu về tâm lý của con người. Bạn phải có đủ kiến thức và hiểu biết thì mới có đủ tự tin để giúp đỡ người khác vượt qua những vấn đề về tâm lý.
Khó khăn của ngành tâm lý học đó là đòi hỏi bạn phải đọc, nghiên cứu, so sánh để hiểu và nhận dạng các vấn đề tâm lý. Từ đó bạn mới tìm ra được phương pháp phù hợp để tiến hành thực nghiệm hiệu quả. Đặc biệt, nếu bạn theo đuổi chuyên môn Tâm Lý học lâm sàng thì còn phải có kiến thức về y khoa vì môi trường làm việc chủ yếu sẽ là trong các bệnh viện và làm việc với các bác sĩ trị liệu.
Khả năng làm việc hiệu quả với các con số
Nhiều người nghĩ rằng, ngành tâm lý học thuộc nhóm ngành xã hội vì vậy mà sẽ thoát khỏi các con số. Nhưng suy nghĩ đó là sai lầm nhé vì Tâm lý học cũng cần phải làm thống kê, vẽ biểu đồ, bảng biểu để phân tích vấn đề tâm lý hiệu quả hơn. Điều này có thể sẽ làm một số bạn nản chỉ và không nghĩ rằng mình không còn phù hợp với nghề vì tâm lý e ngại tính toán.
Vì vậy, nếu muốn thuận lợi hơn trong quá trình học tập và làm việc thì bạn cần trau dồi thêm kỹ năng này nhé. Tất cả kiến thức sẽ được lấp đầy chỉ cần bạn quyết tâm.
Khó khăn của ngành tâm lý học – Yêu cầu về khả năng ngôn ngữ, trình bày
Sinh viên ngành Tâm lý học thường sẽ phải làm bài tập dưới hình thức viết luận. Các bài luận này có thể dài lên đến hàng trăm trang và có thể phải viết bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác nếu học tập ở nước ngoài. Chính vì vậy, ngành học này đòi hỏi bạn phải có khả năng về ngôn ngữ, văn phong trình bày sao cho logic. Phải viết, trình bày sao cho chuyển tải được những thuật ngữ chuyên ngành, liên quan đến nhiều dạng kiến thức, số liệu, sơ đồ sao cho dễ hiểu.
Năng khiếu về tiếng Anh để đọc tài liệu
Hiện nay, giáo trình về ngành Tâm lý học cũng đã khá phổ biến thế nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu và đa dạng về một lĩnh vực nào đó thì tài liệu tiếng Việt thôi chưa đủ. Bạn khải tham khảo thêm những nguồn tài liệu ở nước ngoài để hiểu hết bản chất của vấn đề. Bởi, một số cuốn sách sau khi được dịch sang tiếng Việt sẽ không khai thác được hết ý nghĩa của câu nói khiến người học hiểu sai.