Thuốc tránh thai nội tiết dành cho phụ nữ có nhiều hình thức. Thuốc tiêm tránh thai là một trong số đó. Vậy, tiêm thuốc tránh thai là gì? Tiêm thuốc tránh thai có kinh không? Chưa có kinh có tiêm thuốc tránh thai được không? Hãy cùng sungsuong.com tìm hiểu qua bài viết nhé!

Bài viết không chỉ cung cấp thông tin về mối quan hệ giữa thuốc tiêm tránh thai và chu kỳ kinh nguyệt. Thông tin về ưu khuyết điểm và phần giải đáp những câu hỏi về phương pháp tiêm thuốc tránh thai sẽ hữu ích với bạn.
Các biểu hiện có thể gặp sau khi tiêm thuốc tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai là gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc: Tiêm thuốc tránh thai có kinh không? Hãy cùng sungsuong.com tìm hiểu khái niệm và cách thức hoạt động của phương pháp ngừa thai này.

Thuốc tiêm tránh thai là một mũi tiêm tổng hợp hormone progestogen, một hormone được sản xuất ở buồng trứng.

 

Các loại tránh thai nội tiết khác như: que cấy tránh thai, vòng tránh thai nội tiết, viên uống tránh thai, vòng âm đạo… cũng sử dụng loại hormone này. Thuốc tiêm tránh thai là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nếu được tiêm đúng cách.

Để chọn được phương pháp tránh thai phù hợp nhất với thể trạng của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách hoạt động của thuốc tiêm tránh thai

Thuốc tiêm ngừa thai có chứa hormone progestin, là một dạng progesterone. Progestin ngăn bạn mang thai bằng cách cản trở sự rụng trứng. Ngoài ra, thuốc tiêm ngừa thai cũng hoạt động bằng cách làm cho chất nhầy cổ tử cung dày hơn. Khi chất nhầy ở cổ tử cung đặc hơn, tinh trùng không thể đi qua được. Và khi tinh trùng và trứng không thể kết hợp với nhau thì việc mang thai sẽ không thể xảy ra.

Hiệu quả của thuốc tiêm tránh thai như thế nào?
Mỗi mũi tiêm có hiệu quả ngừa thai hơn 99% và kéo dài từ 12-14 tuần. Hiệu quả của thuốc tiêm ngừa thai sẽ giảm nếu tiêm chậm trễ.

Tác động của thuốc tiêm tránh thai với kinh nguyệt

Các biểu hiện có thể gặp sau khi tiêm thuốc tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai có kinh không? Để hiểu hơn về câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu tác động của thuốc tiêm tránh thai đối với chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Rối loạn kinh nguyệt khi tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai là một trong phương pháp tránh thai nội tiết. Chính vì thế, việc ngừa thai này cũng có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Đây được xem là một trong những tác dụng phụ của tiêm thuốc ngừa thai.

Sau khi tiêm thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt có thể thường xuyên hơn, hoặc hiếm có, hoặc bất thường hơn. Khoảng 50 đến 60% phụ nữ mất kinh (điều này không có hại cho cơ thể). Một số trường hợp, chị em có thể có chu kỳ kéo dài hoặc thường xuyên. Các tình trạng này có thể thuyên giảm theo thời gian.

Tiêm thuốc tránh thai có kinh không?

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt là tác dụng phụ phổ biến nhất mà phụ nữ gặp phải. Thực tế, không có đáp án đối với câu hỏi: tiêm thuốc tránh thai có kinh không. Điều này tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người. Như đã đề cập, bạn có thể mất kinh nguyệt, cường kinh (ra nhiều máu và có chu kỳ thường xuyên hơn) và rong kinh (hành kinh dài hơn 7 ngày).

Bạn cũng không cần quá lo lắng, trong 6-12 tháng đầu tiên sử dụng thuốc tiêm, chu kỳ kinh nguyệt không đều là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, hãy đến kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc có thể giúp cầm máu, vì thế hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị cường kinh và rong kinh nghiêm trọng.

Tiêm thuốc tránh thai có kinh không?

  • Sau 6-12 tháng tiêm thuốc tránh thai, khoảng 50% phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt. Về mặt y tế, điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe. Kinh nguyệt sẽ quay trở lại khi ngừng tiêm tránh thai.
  • Đối với hầu hết phụ nữ, kinh nguyệt trở nên ít hơn và nhẹ hơn. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị ra nhiều máu và kéo dài giữa các kỳ kinh.

Các biểu hiện có thể gặp sau khi tiêm thuốc tránh thai

Khả năng mang thai khi đã tiêm thuốc ngừa thai

Sau khi được giải đáp, sungsuong.com tin rằng Tiêm thuốc tránh thai có kinh không? sẽ không còn là mối quan ngại lớn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng, một số lầm tưởng về chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn mang thai, dù bạn đã tiêm thuốc ngừa thai.

Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh? Nếu bạn đã ngừng tiêm thuốc tránh thai, có thể mất vài tháng để kinh nguyệt của bạn trở lại như trước.

Sau 12-13 tuần (3 tháng) kể từ khi bạn tiêm thuốc ngừa thai, khả năng bạn mang thai là rất cao. Đồng thời, sau thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể chưa quay lại ngay lập tức. Chính vì điều này, nhiều người lầm tưởng sự bảo vệ của thuốc ngừa thai vẫn còn hiệu lực. Thực tế, sau 3 tháng, bạn đã có thể mang thai trở lại.

Ngay cả khi bạn vẫn chưa có kinh nguyệt, nếu bạn đã ngừng sử dụng thuốc tiêm ngừa thai, bạn vẫn có thể mang thai.

 

Vì thế, sau thời gian này, hãy sử dụng một phương pháp ngừa thai khác (chẳng hạn như bao cao su) nếu bạn chưa muốn mang thai.

Những câu hỏi thường gặp về tiêm thuốc tránh thai

Như vậy, bạn đã có đáp án cho thắc mắc tiêm thuốc tránh thai có kinh không. Bên cạnh những vấn đề xoay quanh chu kỳ kinh nguyệt và việc tiêm thuốc tránh thai, có thể bạn quan tâm đến:

Chưa có kinh có tiêm thuốc tránh thai được không?

Bạn có thể tiêm bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt, miễn là bạn không mang thai.

  • Nếu bạn tiêm thuốc tránh thai trong 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ được bảo vệ ngay lập tức để tránh mang thai.
  • Nếu bạn tiêm thuốc vào bất kỳ ngày nào khác của chu kỳ, bạn sẽ cần sử dụng biện pháp tránh thai bổ sung, chẳng hạn như bao cao su, trong 7 ngày.

Ưu điểm của thuốc tiêm tránh thai?

Thuốc tiêm tránh thai được nhiều người lựa chọn vì những ưu điểm sau:

  • Hiệu quả ngừa thai cao
  • Hầu hết người dùng hoàn toàn không bị chảy máu âm đạo hoặc chảy máu rất nhẹ
  • Giúp kinh nguyệt có thể ít đau hơn
  • Kéo dài từ 12-13 tuần
  • Có thể được sử dụng trong khi cho con bú
  • Không bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc khác
  • Là một sự lựa chọn khác nếu bạn gặp khó khăn trong việc bổ sung hormone estrogen. Những phương pháp như thuốc tránh thai và vòng đặt âm đạo có chứa cả estrogen và progestogen. Trong khi đó, thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestogen.

Hạn chế của thuốc tiêm tránh thai?

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp ngừa thai này vẫn có một số hạn chế mà bạn nên cân nhắc:

  • Làm cho kinh nguyệt của bạn có thể thay đổi. Sau khi tiêm thuốc tránh thai, kinh nguyệt của bạn có thể không đều, nặng hơn, ngắn hơn, nhẹ hơn hoặc ngừng hoàn toàn. Điều này có thể tiếp diễn trong vài tháng sau khi bạn ngừng tiêm.
  • Không giúp ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Có thể gây tăng cân.
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp như: đau đầu, mụn trứng cá, rụng tóc, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng.
  • Làm giảm mật độ xương, từ đó kiến xương trở nên yếu hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng điều này được cho là không có hại. Nguyên nhân là vì mật độ xương của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn ngừng tiêm thuốc tránh thai.

Ai không nên tiêm thuốc tiêm tránh thai?

Thuốc tiêm tránh thai có thể không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn:

  • Có kế hoạch mang thai sớm
  • Đã và đang điều trị ung thư vú
  • Bị bệnh gan nặng
  • Có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim (chẳng hạn như hút thuốc hoặc tiểu đường)
  • Có tiền sử bệnh đau tim hoặc đột quỵ.

Tiêm thuốc tránh thai ở đâu?

Lựa chọn tiêm thuốc tránh thai phù hợp người không muốn dùng biện pháp tránh thai hàng ngày và chưa có kế hoạch mang thai trong ít nhất 3 tháng.

Bạn có thể tiêm thuốc tránh thai ngay tại những bệnh viện phụ sản tại địa phương. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt lịch khám và tư vấn tiêm thuốc tránh thai tại những phòng khám Sản – Phụ khoa uy tín. Mời bạn tham khảo mức phí, quy trình và đặt lịch hẹn tiêm thuốc tránh thai tại đây!

Điều quan trọng nhất chính là: bạn phải nhận được biện pháp ngừa thai phù hợp với thể trạng, lối sống và mục tiêu của bạn. Khi gặp bác sĩ, bạn hãy đề cập đến các yếu tố như tần suất bạn muốn thực hiện biện pháp tránh thai và kế hoạch mang thai của bạn trong tương lai.

Hy vọng bên cạnh câu trả lời cho: Tiêm thuốc tránh thai có kinh không? sungsuong.com đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về thuốc tiêm ngừa thai.

>>> Tham khảo thêm :

Việc đầu tiên sau khi thức dậy buổi sáng không phải uống nước mà là làm việc này

Bao cao su ngón tay là gì? Cách sử dụng bao cao su ngón tay

Những thực phẩm dễ tìm tốt cho gan của bạn