Văn hóa ứng xử nơi công sở  là một trong những kỹ năng quan trọng của con người giúp bạn tự tin hơn, có nhiều mối quan hệ và sớm đạt được thành công trong công việc. Có thể thấy, trong suốt phần đời của con người, công việc gần như chiếm mất một nửa thời gian của đời họ. Chính vì vậy, mỗi người cần xây dựng cho mình những thói quen tốt, cách ứng xử nơi công sở lề lối, văn mình, lịch sự. Để đạt được điều đó, bạn hãy đọc ngay bài viết sau!

Thế nào là một người có văn hóa  ứng xử tốt trong công việc?

Văn hóa ứng xử nơi công sở được xây dựng trong quá trình hoạt động, làm việc chốn công sở góp phần tạo nên niềm tin, sự đoàn kết trong tập thể, nâng cao hiệu quả làm việc cho công ty. Tạo dựng văn hóa ứng xử văn minh, hiện đại là vô cùng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của từng doanh nghiệp. Một tổ chức sẽ chẳng thể nào tốt nếu nhân viên:

  • Đi làm muộn, đến họp muộn
  • Nói chuyện riêng, ồn ào trong giờ họp
  • Trang phục lôi thôi luộm thuộm hoặc không phù hợp với công sở
  • Tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp
  • Thiếu ý thức: không giữ vệ sinh, hút thuốc lá,…
  • Mệt mỏi khi làm việc, thiếu sự năng động, nhiệt tình
  • Ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau
  • Tâm lý đi làm cho có, cho xong việc
  • …………………..

 

Nếu tất cả những điều đó đang tồn tại sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bộ mặt của công ty, doanh nghiệp của bạn.

Một cơ quan đơn vị có nề nếp, lề lối ứng xử tốt là nơi:

  • Nhân viên có hành vi ứng xử đúng mực, lịch thiệp nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới, có trách nhiệm trong công việc
  • Ăn mặc gọn gàng, chuẩn tác phong công sở
  • Đi đứng nhẹ nhàng, giày dép không tạo ra tiếng ồn
  • Bàn làm việc, văn phòng làm việc, đồ đạc luôn sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ
  • Tôn trọng đồng nghiệp, cấp dưới cấp trên, chào hỏi lễ phép, nói năng lạch lạc, gõ cửa trước khi vào phòng,không chen ngang lời người khác, không xen vào chuyện người khác, không bàn tán sau lưng đồng nghiệp…
  • Luôn chú ý đến những hành động nhỏ nhất: điện thoại để chế độ rung, hòa đồng thân thiện với đồng nghiệp, giúp đỡ người mới, cùng nhau tiến bộ.
  • Làm hết sức, chơi hết mình

Mỗi chống công sở, mỗi công ty doanh nghiệp sẽ có một văn hóa ứng xử riêng. Để tạo sự khác biệt trong văn hóa ứng xử nơi công sở mỗi công sở cần có sự đồng lòng, cố gắng của từng  cá nhân trong tổ chức để xây dựng nên môi trường mới, con người mới. Đôi khi muốn đạt được điều đó người đứng đầu mỗi công sở phải làm thỏa mãn mọi người về chế độ lương, đãi ngộ, phụ cấp, môi trường làm việc,… tất cả phải hợp lý.

Tip ứng xử có văn hóa trong công ty, chốn công sở

Muốn sớm cán đích và gặt hái được nhiều thành công trong công việc, đừng chần chừ nữa, bạn hãy bỏ túi ngay những bí kíp ứng xử với công việc nơi công sở dưới đây nhé!

Nguyên tắc vàng trong ứng xử của cấp dưới với cấp trên

Tip ứng xử có văn hóa trong công ty, chốn công sở

Môi trường làm việc nào cũng phân thứ bậc cao thấp đòi hỏi cách giao tiếp tương ứng sao cho phù hợp. Trong văn hóa ứng xử nói chung và của cấp dưới với cấp trên nói riêng, ai cũng muốn được tôn trọng, được người khác cư xử đúng mực. Để gần gũi thân thiết, hiểu rõ nhau hơn, trong văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên nên lưu ý một số gạch đầu dòng sau:

  • Luôn điềm tĩnh khi trình bày, trao đổi một vấn đề nào đó với sếp. Hãy nói thật tự tin, mạch lạc, thẳng thắn ý kiến của mình và mạnh dạn nhận sai để sửa lỗi kịp thời.
  • Tôn trọng cấp trên, dùng lời nói đúng chuẩn trong giao tiếp: Chỉ khi có sự tôn trọng từ cả 2 phía thì câu chuyện ứng xử mới có văn hóa được. Khi cả 2 đều mất bình tĩnh, có thái độ không đúng, không thiện chí sẽ không bao giờ có chung tiếng nói. Đặc biệt, cấp trên lại là người quản lý, lên kế hoạch, đánh giá công việc, là người có tiếng nói trong công ty, có sức ảnh hưởng nhất. Vì thế hãy luôn lễ phép, tôn trọng gây được thiện cảm trong mắt sếp.
  • Tinh thần học hỏi và có trách nhiệm trong công việc: Việc bạn chịu khó học hỏi, hoàn thành đúng deadline các đầu công việc của công ty sẽ giúp bạn gây dựng được uy tín trong mắt sếp. Hãy luôn tôn trọng deadline và đảm bảo tiến độ công việc.
  • Ở công ty hay ở môi trường bên ngoài không nên bàn tán, tò mò về đời sống riêng tư của cấp trên.
  • Chào hỏi lịch sự khi gặp cấp trên: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hãy chào sếp cũng như những đồng nghiệp một cách thân thiện cởi mở điều đó giúp bạn gây được thiện cảm trong mắt người khác.
  • Có chứng kiến riêng, không nên mất tình tĩnh mà sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa gây tổn thương đến người khác.

“Lạt mềm buộc chặt” trong văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới

“Lạt mềm buộc chặt” trong văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới
Muốn đi được chặng đường dài trên con đường sự nghiệp, người đầu tàu cần sáng suốt tạo ra sự kết nối trong nội bộ

Một người lãnh đạo vừa có đức vừa có tài sẽ khiến nhân viên của mình nể phục. Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới tốt sẽ tạo nên nguồn năng lượng tích cực giúp nhân viên hăng say làm việc, cống hiến hết mình. Vậy nên người lãnh đạo cần:

Bạn đọc quan tâm