5 nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống
5 nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống
Trong những năm gần đây, xã hội đã quan tâm nhiều hơn về kỹ năng sống và nhận thấy nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, từ gia đình, trường lớp đến xã hội cần giáo dục kỹ năng sống như thế nào cho dễ tiếp thu là điều mà chúng ta cần lưu ý. Nếu bạn quan tâm tới vấn đề này, bạn không nên bỏ qua 5 nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống mà ai cũng cần biết, để truyền tải những thông điệp đến mọi người một cách tốt nhất.
Đối tượng cần giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống không chỉ dành cho những thiếu niên ở tuổi mới lớn trở lên. Độ tuổi tốt nhất để giáo dục kỹ năng sống đó chính là trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non. Các bé trong giai đoạn này có khả năng tiếp thu nhanh hơn so với lứa tuổi khác. Mặc dù các bé chưa nhận thức được nhiều, nhưng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lúc này sẽ là nền tảng để bé phát triển toàn diện hơn sau này và thành công hơn trong cuộc sống.
5 nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống ai cũng cần biết
Nếu bạn muốn truyền tải những thông điệp, kỹ năng đến trẻ nhỏ một cách hiệu quả nhất. Hãy lưu ý 5 nguyên tắc được các chuyên gia cân nhắc dưới đây:
-
Không quá cưng chiều trẻ
Đối với trẻ nhỏ, các bậc làm cha mẹ luôn dành tình yêu thương và sự dịu dàng để quan tâm chăm sóc bé. Vì thế, bố mẹ luôn chiều chuộng, làm theo mọi điều mà trẻ muốn. Vấn đề đặt ra ở đây là trẻ nhỏ thường làm theo bản năng nên nếu được hướng dẫn rõ ràng về cách sống như thế nào là tốt, như thế nào là không tốt. Vì thế, nếu bố mẹ quá nuông chiều, dễ dãi với các con thì bé sẽ dễ dựa dẫm, ỷ lại. Không những thế, khi nuông chiều, khoan hồng cho các lỗi lầm của bé thì sẽ khiến bé “được nước làm tới”, độc đoán và ích kỷ hơn. Vì thế, khi muốn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì tuyệt đối không được nuông chiều trẻ quá mức.
-
Không can thiệp nhiều vào không gian riêng của trẻ
Đối với cha mẹ, việc dành nhiều thời gian cho con chẳng có gì lạ. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến trẻ, dành mọi thời gian cho trẻ khiến chúng mất đi tự tư do riêng tư của mình. Bạn không cần dành thời gian của mình để phụ giúp con, ngay cả trong việc làm bài tập, lựa chọn bạn cho con, lựa chọn môn thể thao, năng khiến cho con. Chính những điều này khiến trẻ trở nên lệ thuộc, bé không có cơ hội thể hiện và tự lập.
-
Tránh kỷ luật quá hà khắc
Một trong những nguyên tắc khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là không cưng chiều quá mức. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá hàng khắc trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Đây có lẽ sẽ là một thử thách lớn dành cho các bậc cha mẹ, nhưng nó lại giúp trẻ trong việc hình thành những thói quen tích cực. Vì nếu bạn quá hà khắc khắc với bé thì sẽ khiến bé khó chịu, cảm thấy ức chế và sẽ có xu hướng chống đối, gây gổ với mọi người xung quanh.