Giao tiếp ứng xử thể hiện tính cách, lối sống và làm việc của mỗi người.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì?
Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói trong quan hệ giao tiếp giữa người với người. Ứng xử là từ ghép của hai từ ứng và xử. Trong đó, “ứng” mang nghĩa là ứng phó, ứng biến. Còn “xử” mang nghĩa là xử lý, xử thế, xử sự,…
Như vậy, khái niệm giao tiếp ứng xử được hiểu là sự phản ứng của cá nhân, tổ chức, nhóm,… với một tình huống cụ thể, nhất định. Kỹ năng này giúp làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.
7 kỹ năng cần nắm vững để giao tiếp ứng xử thông minh
-
Biết quan sát, lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe và quan sát là những điều quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp ứng xử. Nếu không biết những điều này, bạn có thể hành động hấp tấp, vội vàng, dẫn tới sai lầm. Hãy biết quan sát để hiểu rõ hơn vấn đề, lắng nghe để biết cách ứng xử cho phù hợp.
-
Biết trên dưới, phải trái – Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh
Khi giao tiếp với mọi người, bạn nên biết cách xưng hô, hành xử sao cho phải lẽ. Đây là điều căn
bản trong giao tiếp.
Ví dụ: Nếu trò chuyện với người lớn tuổi hơn, bạn nên gọi bằng anh/chị/cô/bác,… Còn nếu bằng tuổi, bạn nên gọi bằng tớ/cậu/bạn/tôi,… hoặc xưng tên. Khi gặp người lớn, bạn cần lễ phép chào hỏi. Khi đi xe buýt, gặp phụ nữ mang thai, bạn nên biết nhường ghế,…
Khi giao tiếp, bạn cũng cần cần tuyệt đối tránh cách nói chuyện trống không. Điều này sẽ đánh giá con người bạn. Bạn sẽ trở nên thiếu lịch sự, thô lỗ trong mắt người khác.
-
Chân thành, tự nhiên khi giao tiếp
Việc tỏ ra khó chịu, gượng ép sẽ khiến mọi người cảm thấy bạn khó gần. Hoặc việc “thảo mai” khi giao tiếp có thể lấy lòng được mọi người lúc đầu nhưng khi nhận ra, họ sẽ dần tránh xa bạn. Do đó, bạn nên giữ thái độ chân thành, tự nhiên. Đây là điều rất đơn giản phải không?