sơn epoxy sàn bê tông theo đúng tiêu chuẩn
sơn epoxy sàn bê tông theo đúng tiêu chuẩn
Dù là sơn Epoxy thường hay sơn Epoxy chống thấm đều có 2 thành phần chính A, B là các hạt màu nhỏ bé cùng dung môi, chất phụ gia,… và chất đóng rắn giúp sơn có thể đóng cứng.
Sơn Epoxy chống thấm được nghiên cứu và phát triển từ hợp chất Epoxy (hợp chất gốc nhựa composite không có chứa este, không tan trong nước và kháng nước gần như tuyệt đối). Không chỉ vậy sơn Epoxy còn chứa 2 vòng benzen nên chúng rất bền với nhiệt, dai và khá cứng. Vì vậy, chống thấm bằng sơn Epoxy tại Việt Nam là hoàn toàn phù hợp.
ĐỌC THÊM : Thi công Sơn Epoxy
2. Quy trình thi công sơn chống thấm bằng sơn Epoxy
Để đảm bảo chất lượng công trình, tính thẩm mỹ và đảm bảo phát huy tốt nhất các tính năng khi chống thấm bằng sơn Epoxy bạn nên thực hiện theo đúng quy trình sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn trước khi thi công
Đối với mặt sàn bê tông bạn cần sử dụng máy mài sàn chuyên dụng. Sau đó, dùng máy tạo nhám toàn bộ bề để sàn liên kết với sơn tốt hơn.
Tại các vị trí có khuyết điểm, trước khi sơn cần mài mở rộng và vệ sinh sạch sẽ. Nếu sàn bị ướt cần dùng sấy khô để lớp sơn dễ bám hơn.
Bước 2: Sơn lót bề mặt
Sử dụng máy khuấy trộn đều 2 thành phần A và B của sơn lót Epoxy theo đúng công thức được nhà sản xuất khuyến cáo. Tiến hành trải đều sơn, rồi lấp đầy các vết chân chim, rạn nứt.
Đây là bước sẽ tăng độ cứng và tạo sự liên kết chắc chắn giữa sàn và sơn chống thấm.
Bước 3: Sơn cát
Sau khi sơn lót khô, bạn phải kiểm tra lại xem bề mặt có khe nứt, lỗ hổng hay không. Nếu có, cần tiến hành lấp đầy những vết nứt bằng vữa Epoxy chuyên dụng. Sử dụng máy mài sàn để xử lý các vị trí vá lỗi để tạo ra bề mặt bằng phẳng sau đó làm sách bề mặt.
Bước 4: Chống thấm bằng sơn Epoxy
Trộn đều sơn chống thấm Epoxy bằng máy đánh sơn tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Ở bước này nếu trộn không kỹ sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt sau thi công.
Dùng rulo lăn hỗn hợp phủ kín toàn bộ bề mặt và đợi 24h thì tiến hành sơn thêm lớp sơn thứ 2 nữa là hoàn tất. Chống thấm bằng sơn Epoxy sẽ bảo vệ sàn khỏi những tác động bên ngoài.
Bước 5: Thi công chống thấm bằng sơn Epoxy lần 2
Đây là công đoạn cuối quyết định độ bền và thẩm mỹ cho chính sàn bê tông. Khi thi công, bạn cần lưu ý san phẳng đều và đủ lượng cần thiết.
Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao kết quả
Thông thường sau 24 – 48 tiếng, sẽ là thời gian bàn giao hợp lý. Lúc này người và các vật có cân nặng nhẹ có thể di chuyển trên mặt phẳng sàn đã sơn. Nếu muốn vận động và di chuyển vật có trọng tải lớn thì hãy chờ khoảng 3 đến 7 ngày sau bắt đầu khởi công để bảo đảm chắc chắn nhất.
ĐOC THÊM : Bọc phủ Composite
3. Chống thấm bằng sơn Epoxy sử dụng cho những loại công trình nào?
Nhờ những tính năng ưu việt, chống thấm bằng sơn Epoxy được sử dụng cho khá nhiều loại công trình lớn như”
Sàn bê tông
Sàn bê tông sử dụng Epoxy thường được dùng phổ biến như: hầm để xe, Nhà xe, trung tâm thương mại lớn. Do khả năng chống thấm và bám dính cực tốt chống thấm bằng Sơn Epoxy rất được ưa chuộng. Lớp sơn này sẽ giúp sàn bê tông có tính thẩm mỹ cao hơn, mịn hơn, chống các loại nấm mốc, mối mọt. Ngoài ra, sẽ giúp làm giảm trơn trượt.
Sắt thép
Dòng sơn Epoxy cũng được sử dụng nhiều trên sắt thép của các nhà máy hoặc các môi trường yêu cầu tiêu chuẩn riêng biệt. Trong điều kiện khắc nghiệt, Sơn sẽ giúp sắt thép (kim loại) cứng cáp hơn và giảm ăn mòn, rỉ sét.
Chống thấm ngoài trời
Sơn Epoxy cũng là dòng sơn thường xuyên được sử dụng trong các công trình thi công ngoài trời, với các môi trường có độ âm cao Sơn sẽ giúp chống thấm, bền bỉ và thẩm mỹ hơn. Rất phù hợp với điều kiện nhiệt đối gió mùa ở Việt Nam
ĐỌC THÊM: Thi công sơn Epoxy tại Bình Dương
4. Các loại sơn chống thấm Epoxy phổ biến nhất hiện nay
Sơn epoxy hiện nay có khá nhiều loại đa dạng cho các bạn lựa chọn. Do đó nếu bạn đang hoang mang không biết công trình của mình phù hợp với loại sơn nào hoặc loại sơn nào có mức giá phải chăng thì cùng tham khảo một số loại sơn epoxy đang được ưa chuộng hiện nay nhé.
4.1. Sơn Epoxy chống thấm APT Keraguard ADG20
Sơn Epoxy APT Keraguard ADG20 đây là loại sơn chống thấm hai thành phần. Bao gồm Polyurethane. Loại sơn này chuyên được sử dụng làm lớp phủ sau cùng trên bề mặt sàn bê tông.
Với công dụng ngăn cản, hạn chế sự phát triển của những vi sinh vật cực nhỏ như: nấm, tảo, … đặc biệt nhất là ngăn chặn sự thấm nước một cách hiệu quả.
4.2. Sơn chống thấm Epoxy KCC Sporthane WTR non-Exposure
Sơn Epoxy KCC Sporthane WTR non-Exposure là cũng loại sơn chống thấm gốc Polyurethane. Khác với Sơn Epoxy APT Keraguard ADG20, Sơn có khả năng kháng nước, kháng hóa chất và có độ bám dính tuyệt vời.
Nếu bạn đang có nhu cầu thi công tầng hầm, phần mái trong của nhà, tường trong nhà, sàn nhà vệ sinh thì đây là một trong những loại sơn vô cùng thích hợp.
ĐỌC THÊM : Sơn Epoxy tại TPHCM
4.3. Sơn chống thấm Epoxy KCC Sporthane WTR Exposure
Khác với hai loại sơn bên trên sơn chống thấm Epoxy KCC Sporthane WTR Exposure chuyên được sử dụng cho phần sàn mái tường và những khu vực bên ngoài ví dụ như: mái nhà, sàn tầng thượng, tường ngoài nhà,… có tác dụng bảo vệ cho các bề mặt này khỏi thấm dột. Từ đó, làm tăng tuổi thọ cho các công trình.
Trên đây là một số thông tin về quy trình chống thấm bằng sơn epoxy và một số loại sơn thông dụng bạn nên sử dụng cho các công trình trên đây là một số thông tin về quy trình chống thấm bằng sơn epoxy và một số loại sơn thông dụng bạn nên sử dụng cho các công trình của bạn. Hy vọng sau bài viết này bạn đã nắm rõ cách thi công chống thấm bằng sơn epoxy chuẩn chỉ và tạo nên một công trình hoàn hảo.
ĐỌC THÊM: Sơn Polyurethane