Những kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ
Những kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ
Nhiều người cho rằng khi thực sự biết nói trẻ mới bắt đầu giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, ngay từ rất sớm, trẻ đã bắt đầu hình thành giao tiếp. Một số kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ gồm:
- Tập trung: Trẻ thường chú ý vào người, vật, hoạt động nào đó thông qua việc nghe, nhìn.
- Bắt chước: Trẻ bắt chước các cử động nét mặt, âm thanh, hành động rất nhanh.
- Chơi: Trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
- Cử chỉ: Đây là một phần của giao tiếp ở trẻ. Các con bắt đầu sử dụng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của cơ thể để diễn đạt.
- Tạo dựng mối quan hệ: Trẻ bắt đầu chơi với các bạn, giao tiếp với thầy cô,…
- Kỹ năng lắng nghe: Dù biết nói hay chưa biết nói, trẻ cũng đã tập cho mình kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe xem cha mẹ nói gì, âm thanh phát thanh từ xung quanh là gì.
- Kỹ năng quan sát: Trẻ thường quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Hiện nay, không ít các bé gặp vấn đề về khả năng giao tiếp. Thậm chí, nhiều bé còn rơi vào tình trạng tự kỷ, không muốn giao tiếp, trò chuyện với mọi người. Vậy làm sao để giúp trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng giao tiếp thật tốt. Tham khảo một số gợi ý dưới đây:
-
Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ
Muốn trẻ giao tiếp tốt, thầy cô và cha mẹ cần tạo dựng một môi trường năng động, lành mạnh. Điều này có thể bắt đầu bằng việc người lớn dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ hơn. Các bé được tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn bè. Các bé được học nhiều bài học bổ ích, tham gia các hoạt động trò chơi, câu đố hàng ngày,…
Khi có môi trường giao tiếp, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, năng động, thích trò chuyện. Người lớn cần quan tâm, để ý tới cảm xúc của trẻ nhiều hơn. Nếu thấy trẻ có biểu hiện nhút nhát, ít nói, ngại giao tiếp thì cần động viên trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cần được xếp vào những nhóm trẻ mạnh dạn để học cách tự tin, năng động.