Hiện nay, thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên còn rất nhiều điểm hạn chế. Điều này dẫn tới kết quả làm việc chung không đạt được như mong muốn. Kỹ năng làm việc nhóm không tốt có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Làm sao để cải thiện thực trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả?

Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên và cách khắc phục

Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên

Hình thức làm việc nhóm rất phổ biến và mang lại nhiều lợi ích: san sẻ công việc, tăng hiệu suất, tăng gắn kết,… Tuy nhiên, các bạn sinh viên vẫn gặp phải rất nhiều vấn đề với hình thức làm việc này.

Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm

Các tân sinh viên thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc nhóm. Khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều sinh viên không chọn được nhóm cho mình. Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để thích nghi.

 

Lý do là bởi khi mới làm việc với nhau, ai cũng nghĩ mình giỏi, ai cũng có cái tôi cao nên chỉ khăng khăng ý kiến của mình. Điều này dẫn tới việc khó thống nhất ý kiến trong nhóm. Và việc tranh luận để thống nhất ý kiến chiếm mất nhiều thời gian. Thậm chí, thời gian đó còn nhiều hơn thời gian để cùng hoàn thành bài tập.Các nhóm hoạt động ít, không có nguyên tắc rõ ràng

Đợt năm nhất, năm hai, nhóm của mình là làm việc với nhau khá ok. Tuy nhiên, từ năm 3 trở đi, nhóm hoạt động thưa thớt dần. Ban đầu là 1 tuần 2 lần nhưng đến giờ tính ra chắc 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng mới ngồi mới nhau một lần. Chưa kể, có những lần hẹn hôm nay họp nhóm rồi mà có người vẫn không đến hoặc báo đến rồi lại bảo bận việc này việc kia, ảnh hưởng tới mọi người”, Lan Hương – sinh viên năm 3 trường Đại học Hà Nội chia sẻ.

Việc các nhóm không có nội dung, kỷ luật rõ ràng sẽ khiến mọi người không ý thức rõ ràng được tầm quan trọng của làm việc nhóm.

Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên kém dẫn tới xung đột thường xuyên

Các thành viên trong nhóm có tính cách khác nhau, thường xuyên va chạm nhau. Khi có vấn đề, ai cũng muốn ý kiến của mình là đúng, không ai chịu lắng nghe ai. Thậm chí, có những thành viên còn to tiếng khi tranh luận với nhau. Những người khác còn “thêm dầu vào lửa” khiến không khí làm việc nhóm trở nên căng thẳng. Không ít các nhóm đã hoạt động kém hiệu quả, thậm chí tan rã vì lý do này.

Hiệu quả làm việc nhóm không cao

Hiệu quả làm việc nhóm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đó có thể bắt nguồn từ tính cách, thái độ tới cách làm việc của mỗi cá nhân, tập thể. Các thành viên không có kỹ năng, không đặt mục tiêu của nhóm lên đầu đều khiến nhóm làm việc kém năng suất. Chưa kể, có nhiều thành viên còn không hợp tác, hay ỉ lại, cái tôi quá cao,…

Một thành viên “gánh team”, thành quả thì hưởng chung

Việc thiếu kỹ năng hợp tác với mọi người, cộng thêm sự thiếu trách nhiệm, thiếu chủ động,… dẫn tới tình huống một người phải làm công việc cho cả nhóm. Kết quả là đến khi được điểm tốt, khen thưởng thì nghiễm nhiên coi đó là việc của cả nhóm.