Kỹ năng giao tiếp là gì? Tại sao ai cũng cần?
Kỹ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử,… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định. Nhiều người thường nhầm lẫn rằng giao tiếp chỉ đơn thuần là nghe và nói. Tuy nhiên, trên thực tế, nó còn gồm nhiều biểu hiện cảm xúc, cử chỉ … Loại kỹ năng này cũng không chỉ đơn thuần là một mà còn chứa đựng nhiều kỹ năng nhỏ.
Giao tiếp sao cho hiệu quả là một trong những kỹ năng mềm cơ bản mà vô cùng quan trọng. Giao tiếp giỏi, tinh tế, khôn khéo, đạt tới đỉnh cao còn được ví như một nghệ thuật.
Trong
cuộc sống , bất kể lĩnh vực nào, từ đơn giản tới phức tạp cũng cần tới giao tiếp. Giao tiếp tốt giúp người nói và người nghe dễ dàng hiểu nhau. Không những vậy, nó còn là chìa khóa của thành công cũng như giúp mở rộng quan hệ,
7 kỹ năng giao tiếp cơ bản không nên bỏ qua
Sau khi đã hiểu Kỹ năng giao tiếp là gì , để gặt hái nhiều thành công, bạn nên hiểu và thành thạo những kỹ năng cơ bản như dưới đây.
1. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Người ta thường ví “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Lắng nghe thực sự quan trọng trong mỗi cuộc giao tiếp. Và lắng nghe để đạt đến mức độ kim cương thì không đơn thuần là bản năng nữa mà là cả một quá trình rèn luyện. Lắng nghe để thấu hiểu, đồng cảm, để biết cách phân tích và đưa ra lời khuyên hữu ích. Lắng nghe tốt sẽ giúp mối quan hệ thêm gần gũi. Đồng thời, cuộc nói chuyện cũng cần được duy trì từ cả hai phía: người nói và người nghe.
Để học cách lắng nghe, rất đơn giản rồi, đừng ngắt lời đối phương, hãy tập trung nghe. Thi thoảng gật đầu, mỉm cười, … là những dấu hiệu cho người nói biết rằng bạn vẫn đang chú ý và quan tâm tới họ.
Biết lắng nghe giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn
2. Kỹ năng quan sát trong giao tiếp
Kỹ năng này sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh hành vi và lời nói cho phù hợp. Ví dụ, khi người nói đang vui vẻ, bạn có thể tiếp tục cười đùa, tám dóc. Nhưng khi người nói đang tức giận, thay vì cứ mải “chém”, bạn nên để họ yên tĩnh. Hoặc bạn hãy tìm cách giúp họ “giải nhiệt”. Hoặc khi người nói buồn chán, hãy nói những lời an ủi họ,…
Với các khách hàng, nếu biết quan sát, bạn có thể dễ dàng bắt được “sóng”. Bạn sẽ biết được rằng liệu họ đã “rung rinh” với sản phẩm hay những gì bạn nói hay chưa? Từ đó, bạn sẽ biết thời điểm để tiếp tục thuyết phục và “chốt đơn”.