Từ chối khéo léo trong 5 tình huống phổ biến mà bạn thường
Cách từ chối khéo là một trong những kĩ năng giao tiếp bạn phải trang bị trong cuộc sống. Bởi vì, chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ bị rơi vào một trong những tình huống éo le cần phải áp dụng như: bị tỏ tình khi không mong muốn, hỏi mượn tiền hay bị ép rượu…
Hãy cùng sungsuong.com học cách từ chối khéo léo trong 5 tình huống giao tiếp thường gặp sau nhé!
1. Cách từ chối khéo tình cảm
Bạn sẽ làm gì khi bất đắc dĩ nhận được một lời tỏ tình không mong muốn, chắc chắn là phải nghĩ cách từ chối rồi phải không? Tuy nhiên cách từ chối khéo tình cảm lại là điều không hề đơn giản nhé!
Từ chối tình cảm có lẽ là một trong những trường hợp nhạy cảm nhất trong cuộc sống bởi nếu bạn không khôn khéo người bị từ chối sẽ chuyển từ yêu sang thù ghét và làm mối quan hệ của bạn trở nên xấu đi.
Từ chối tình yêu khéo léo không chỉ khiến đối phương bớt hụt hẫng mà còn thể hiện được bạn là người có kỹ năng giao tiếp tốt. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý nho nhỏ để giúp bạn từ chối tình cảm khiến cho đối phương cảm thấy nhẹ nhàng nhất:
- Anh/em giống như anh trai/em gái: Hãy dành cho họ lời khen rằng họ tốt với bạn như anh trai hay em gái của bạn vì vậy bạn mong muốn họ sẽ trở thành một người anh/em thực sự. Đối phương sẽ hiểu rằng với bạn họ chỉ giống như người anh trai/ em gái của bạn. Đây là giải pháp vô cùng phù hợp với những ai bạn thân thiết và đang vô cùng quý mến như người bạn thân. Cách này sẽ ít gây tổn thương nhất.
- Xin thời gian suy nghĩ: Nếu chưa biết phải xử trí với anh chàng/cô nàng này thế nào thì việc đầu tiên cần làm là hãy xin thời gian suy nghĩ. Và sau đó bạn có thể dùng thời gian “hoãn binh” này để tìm ra một lý do từ chối phù hợp. Cách này bạn có thể áp dụng với những trường hợp mà đối phương thân thiết ở mức độ trung bình.
- Thời gian dành cho sự nghiệp: Khi bạn nói lời từ chối với lý do phát triển sự nghiệp thì đối phương dù có “cảm nặng” tới mức nào cũng sẽ dần hiểu ra vấn đề. Với những người có mối quan hệ xã giao bạn có thể dùng cách từ chối này nhé, tuy nhiên hãy cẩn thận họ có thể cho là bạn kiêu đấy.
2. Cách từ chối cho vay tiền
“Mình có một người bạn chơi chung trong nhóm bạn thân rất hay hỏi vay tiền của mình. Khi thì vay để làm ăn, lúc lại vay vì nhà có người ốm nhưng có khi đi du lịch cũng vay tiền. Mình không biết nên từ chối thế nào nữa”, Bạn thấy câu chuyện trên thường xảy ra với mình đúng không?
Để từ chối cho vay tiền hoặc trong khi bạn “rỗng túi” mà lại có người hỏi vay tiền hãy cùng sungsuong.com ghi nhớ một vài kỹ năng từ chối sau nhé:
- Với những người thân thiết với mình bạn có thể dùng “kế” sau: Khi đoán được chủ ý muốn vay tiền của ai đó mà bạn không thể hoặc không muốn cho vay thì hãy chủ động “kêu ca” với họ về tình hình tài chính tồi tệ của mình. Khi nghe những lời đó chắc chắn không ai lại đi hỏi vay tiền cả. Tuy nhiên hãy cẩn thận nhé bởi nếu bạn kêu ca quá nhiều có thể sẽ phản tác dụng đấy.
- Ở mức độ thân thiết trung bình bạn có thể có thể trả lời câu hỏi mượn tiền bằng một câu hỏi rất đơn giản: “Sao … không hỏi sớm. Mình vừa dùng tiền để… rồi” Như thế họ sẽ không thể nào trách bạn được vì bạn hoàn toàn muốn giúp nhưng không thể giúp được. Cách này khá an toàn vì đây hoàn toàn là lý do rất thuyết phục.
3. Cách từ chối khéo khi được mời đi chơi
Được bạn bè thân rủ đi chơi hay “người thương” mời hẹn nhưng vì lí do nào đó bạn không muốn tham gia. Hãy tham khảo 2 cách từ chối đi chơi với bạn thân hiệu quả sau:
- Lấy lí do từ chối rằng mình đã có cuộc hẹn khác quan trọng hơn như: gặp khách hàng, đưa người yêu đi ăn tối… Người mời chắc sẽ hiểu và thông cảm cho bạn ngay thôi vì chắc chắn họ đã từng gặp phải trường hợp như thế với mình.
- Từ chối bằng cách “đưa ra lời mời vào một dịp khác”. Đây là cách từ chối khi bạn không muốn làm mất lòng người mời bạn. Thường đó là bạn thân, sếp hay người có ảnh hưởng với bạn. Bạn vẫn có thể từ chối trong khi vẫn khiến người được mời cảm thấy thoải mái.
Ngoài 2 cách trên, bạn còn có thể áp dụng linh hoạt kỹ năng từ chối theo nhiều cách khác để từ chối một lời mời đi chơi khi mà bạn không thực sự hứng thú. Nhưng nguyên tắc chung đó là hãy tế nhị và tránh bộc lộ cảm xúc miễn cưỡng khi đưa ra lời từ chối bạn nhé!
4. Cách từ chối khéo léo trong công việc
Bị nhờ vả trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn bị nhờ quá nhiều hoặc bị nhờ làm những việc trái với chuyên ngành thì bạn hoàn toàn có quyền từ chối.
Tuy nhiên nếu từ chối không khéo bạn có thể sẽ phải nhận những cái kết “ngang trái” như bị làm khó, bị nói xấu… Những kỹ năng từ chối trong giao tiếp sau sẽ giúp bạn.
- Hãy nói với họ bạn đang bận làm một việc khác và không thể giúp đỡ được. Như vậy họ sẽ phải tự làm hoặc tìm sự giúp đỡ từ một người khác. Đây là cách để bạn từ chối bất cứ ai nhờ vả quá nhiều, và hãy lưu ý tạo cho mình một “hiện trường” thật bận rộn.
- Bạn cũng có thể nói rằng bạn “không đủ khả năng để làm việc này” với những việc trái chuyên ngành hoặc không phù hợp với bản thân. Là một người lịch sự họ sẽ nhanh chóng hiểu ra vấn đề thôi. Cách này bạn có thể áp dụng với người không quá thân thiết khi họ không biết quá rõ về khả năng của bạn nhé!
Giao tiếp với đồng nghiệp không chỉ cần sử dụng kỹ năng từ chối là đủ. Bạn cần linh hoạt áp dụng thêm những kỹ năng xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp nữa nhé.
5. Học cách từ chối uống rượu
Mỗi dịp lễ tết hay tụ tập bạn bè… việc mời nhau uống rượu bia là điều không tránh khỏi. Hơn thế nữa, uống quá chén có thể gây ra nhiều hậu quả xấu: nó không chỉ làm mất đi hình ảnh cá nhân, ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ xã hội mà còn có thể gây ra tai nạn giao thông và ảnh hưởng tới tính mạng của những người khác.
Tuy nhiên cách từ chối uống rượu bia là điều cực kỳ khó bởi nếu không khéo léo đối phương sẽ cho rằng bạn không “nể” họ. Sau đây là một vài gợi ý nhỏ cho bạn:
- Đưa ra lí do để từ chối: “Phải kiêng rượu bia” ; “Mình say rồi”. Giải pháp này thường được áp dụng nhưng ít mang lại hiệu quả và để lại ấn tượng không tốt trong lòng người mời. Bạn có thể sử dụng cách này trong những trường hợp xã giao không quá thân thiết hoặc chỉ là một nhóm người chỉ quen biết sơ qua.
- Giải thích bằng những trải nghiệm tồi tệ của bạn trong quá khứ dính tới rượu bia: Ưu điểm của giải pháp này sẽ khiến người nghe tin tưởng hơn do bạn đã trải lòng về quá khứ của chính mình; nên áp dụng trong những trường hợp bạn cần xây dựng mối quan hệ hoặc những mối quan hệ quan trọng như với sếp, với đối tác.
- Từ chối rượu bia một cách thẳng thắn. Bạn là người quyết định mình có uống rượu hay không. Nếu người khác tôn trọng bạn, họ sẽ tôn trọng quyết định của bạn. Bạn nên áp dụng trong những trường hợp thực sự thân quen như nhóm bạn thân, họ hàng, người quen.
Áp dụng những cách từ chối khéo trong 5 tình huống giao tiếp thường gặp, sungsuong.com tin rằng bài viết này sẽ giúp bạn từ chối mà vẫn giữ được tình hữu hảo với bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh.
>> Tham khảo thêm :
4 điểm ‘nhạy cảm’ phụ nữ khôn ngoan không bao giờ cho đàn ông chạm vào
“Gái hơn 2 trai hơn 1” có nghĩa là gì, tại sao?
Bộ ảnh nude khỏa toàn thân cực nóng bỏng của cô nàng hot girl Việt Nam